Quyết định 1268/QĐ-TTg BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KẾT NỐI HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1268/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KẾT NỐI HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia ký ngày 04 tháng 10 năm 2019 tại Hà Nội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương và các đoàn thể; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Bộ: CT, KHĐT, TC, NG, TP, CA, QP, NN&PTNT; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL, KTTH, Công báo; – Lưu: VT, QHQT (3). PH | THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc |
THỰC HIỆN BẢN GHI NHỚ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KẾT NỐI HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2020)
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia (sau đây gọi tắt là Bản ghi nhớ).
2. Yêu cầu
Quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm đối với từng Bộ, ngành, địa phương liên quan để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch; tạo thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hữu quan.
1. Lộ trình thực hiện Bản ghi nhớ
Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ sẽ triển khai sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cho đến khi Bản ghi nhớ hết hiệu lực vào tháng 10 năm 2022. Kế hoạch sẽ tiếp tục triển khai thực hiện trong 3 năm tiếp theo nếu Bản ghi nhớ được gia hạn.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Bản ghi nhớ
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Bản ghi nhớ, các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam và Campuchia cho thương nhân của Việt Nam và Campuchia trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông, ấn phẩm, chuyên trang liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới.
3. Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia
– Trao đổi và thống nhất với phía Campuchia danh mục hạ tầng thương mại biên giới, trong đó có danh mục chợ biên giới được ưu tiên thu hút đầu tư phát triển theo từng giai đoạn.
– Trong giai đoạn 2021-2022, tiến hành khảo sát và thống nhất báo cáo Chính phủ hai Bên xây dựng ít nhất 01 (một) chợ biên giới.
– Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia.
– Triển khai các hoạt động khuyến khích thương nhân Việt Nam và Campuchia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới theo quy định.
4. Xúc tiến thương mại và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới
– Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư thúc đẩy xây dựng phát triển hạ tầng thương mại biên giới tại khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.
– Hỗ trợ thương nhân tổ chức giới thiệu, quảng bá và phân phối hàng hóa tại chợ biên giới, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm hội chợ, triển lãm…
5. Chia sẻ thông tin và đào tạo
– Tăng cường trao đổi thông tin, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân có liên quan đến xây dựng và phát triển hạ tâng thương mại biên giới.
– Thúc đẩy kết nối và chia sẻ thông tin với các thương nhân và cư dân biên giới hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm.
6. Kinh phí thực hiện
– Nguồn kinh phí được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước; huy động từ nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác. Đối với hoạt động được Chính phủ hai nước thống nhất đưa vào Biên bản kỳ họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật hàng năm được xem xét bố trí từ nguồn dự toán chi viện trợ và nguồn hỗ trợ hợp tác với Campuchia trên cơ sở đảm bảo quy định và tiêu chí để sử dụng nguồn vốn này.
– Khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại biên giới.
– Kinh phí xây dựng hạ tầng thương mại biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Bộ Công Thương
– Chủ trì trao đổi với phía Campuchia triển khai thực hiện Bản ghi nhớ và nội dung tại mục II nêu trên.
– Hàng năm, Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác với phía Campuchia về phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với tình hình thực tế, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan: theo dõi, giám sát thực hiện Bản ghi nhớ; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Bản ghi nhớ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Bộ Tài chính
– Cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí để triển khai kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan khác.
– Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ.
– Chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan thuộc phạm vi quản lý và trong địa bàn hoạt động của hải quan.
3. Bộ Ngoại giao
Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Bản ghi nhớ.
4. Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng thực thi trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, xuất nhập cảnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực biên giới theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– Cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện đối với hoạt động được Chính phủ hai nước thống nhất đưa vào Biên bản kỳ họp Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật hàng năm từ nguồn dự toán chi viện trợ, hỗ trợ hợp tác với Campuchia.
– Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ.
6. Bộ Công an
– Phối hợp với Bộ Quốc phòng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
– Hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy trong công trình hạ tầng thương mại biên giới theo quy định.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thực hiện kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, lưu thông tại khu vực biên giới theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới
– Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam giáp Campuchia, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung Bản ghi nhớ để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.
– Căn cứ danh mục hạ tầng thương mại biên giới đã thống nhất với phía Campuchia, các tỉnh biên giới chủ động thu hút vốn đầu tư xây dựng cho phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế.
– Tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình triển khai thực hiện Bản ghi nhớ tại địa phương định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu./.
Cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài
BÀI VIẾT LIÊN QUAN