QUYẾT ĐỊNH 1321/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH, THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, CƠ SỞ XUẤT BẢN THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1321/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH, THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, CƠ SỞ XUẤT BẢN THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn dài hạn đến năm 2050.
3. Đối tượng quy hoạch: Bao gồm các lĩnh vực báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử); xuất bản (xuất bản, in, phát hành); thông tin điện tử; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở.
4. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
– Phát triển, quản lý các loại hình thông tin bảo đảm sự đồng bộ, kịp thời, chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng;
– Quy hoạch hệ thống thông tin theo hướng tích hợp, tổng thể, bảo đảm tính thống nhất, liên kết có hệ thống giữa các đối tượng của quy hoạch; phát triển bền vững, hợp lý và hài hòa với các vấn đề về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước;
– Quá trình lập và triển khai thực hiện và giám sát quy hoạch bảo đảm tính công khai, minh bạch; quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Tổ chức, sắp xếp hợp lý mạng lưới các cơ quan báo chí, thông tin điện tử, xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại chú trọng hiệu quả hoạt động, đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực;
– Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu thông tin của người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển thông tin của các nước trong khu vực và quốc tế;
– Góp phần khắc phục thiếu sót, những bất cập do các quy hoạch cũ và lịch sử để lại.
– Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực tế và nguồn lực của quốc gia;
– Bảo đảm tính kế thừa từ các quy hoạch, chiến lược và các chính sách pháp luật có liên quan đến phát triển, quản lý thông tin của nước ta;
– Bảo đảm tính mở, tính khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch;
– Tích hợp các quy hoạch ngành có liên quan trong lĩnh vực thông tin nhưng có điều chỉnh, xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế;
– Huy động sự tham gia có trách nhiệm của các nguồn lực xã hội trong suốt quá trình lập quy hoạch.
Nội dung lập quy hoạch thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
– Phân tích, tổng hợp đánh giá về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên;
– Phân tích, tổng hợp đánh giá về điều kiện xã hội;
– Phân tích, tổng hợp đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế xã hội;
– Phân tích, tổng hợp đánh giá về bối cảnh trong nước và quốc tế, các khía cạnh công nghệ, kỹ thuật tác động đến phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản;
– Phân tích, tổng hợp đánh giá về các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại;
– Xác định những tồn tại, hạn chế; phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
b) Đánh giá thực trạng phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại:
– Đánh giá thực trạng và sự phù hợp về phân bố, sử dụng không gian của ngành;
– Đánh giá sự liên kết giữa ba lĩnh vực: xuất bản – in – phát hành trên địa bàn cả nước và vùng lãnh thổ;
– Đánh giá sự liên kết giữa mạng lưới báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại với các ngành, lĩnh vực khác;
– Xác định yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại về quy mô, loại hình, phương tiện, công nghệ và địa bàn phân bố trong yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội;
– Phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức phát triển của mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại trong thời kỳ quy hoạch.
c) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại:
– Dự báo xu thế phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại trong thời kỳ quy hoạch;
– Các kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại trong thời kỳ quy hoạch.
d) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại quốc gia trong thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
đ) Phương án phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ:
e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại cấp quốc gia.
g) Xây dựng danh mục dự án quan trọng, ưu tiên đầu tư để phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại và thứ tự ưu tiên thực hiện:
– Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại trong thời kỳ quy hoạch;
– Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng đầu tư phát triển cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, dự kiến tổng mức đầu tư, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện và phân kỳ thực hiện các dự án.
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
– Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại;
– Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
– Giải pháp về khoa học và công nghệ;
– Giải pháp về huy động vốn và phân bổ vốn đầu tư;
– Giải pháp về hợp tác quốc tế;
– Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
i) Xây dựng hệ thống bản đồ: Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản quy định tại mục IV Phụ lục I Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
k) Xây dựng báo cáo quy hoạch, gồm: Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản.
l) Xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch:
– Xây dựng cơ sở dữ liệu của quy hoạch theo yêu cầu chung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;
– Thể hiện nội dung của quy hoạch trên bản đồ GIS để tích hợp vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.
6. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch
Quy hoạch sử dụng các phương pháp sau trong tổ chức lập quy hoạch:
– Phương pháp tích hợp quy hoạch;
– Phương pháp phân tích hệ thống;
– Phương pháp lựa chọn ngành ưu tiên đầu tư, ưu tiên phát triển;
– Phương pháp so sánh và các phương pháp phân tích chuyên ngành.
Thời hạn lập quy hoạch không quá 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
8. Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần hồ sơ quy hoạch:
– Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
– Báo cáo thuyết minh tổng hợp; Báo cáo tóm tắt;
– Hệ thống bản đồ quy hoạch và cơ sở dữ liệu về quy hoạch;
– Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của bộ, ngành, địa phương về quy hoạch và các văn bản góp ý kèm theo;
– Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch;
– Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
b) Số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ:
– Phần hồ sơ văn bản: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; Báo cáo tóm tắt; dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; các báo cáo thuyết minh chuyên đề được in trên giấy khổ A4;
– Các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
a) Chi phí lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b) Căn cứ nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định mức cho hoạt động quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
– Phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.
– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
2. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài
Thành lập Công ty, Thành lập Hộ kinh doanh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN