Kinh doanh mở trường mầm non tư thục những điều cần lưu ý

Kinh doanh mở trường mầm non tư thục  những điều cần lưu ý

Kinh đoanh mở trường mầm non tư thục là lĩnh vực không còn mới lạ. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì lượng dân cư cũng tăng nhanh. Do đó việc kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục vẫn là sự lựa chọn tốt. Việc có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, sẽ giúp bạn nhanh chóng tối ưu hóa lợi ích của mình. Nhanh thu hồi vốn và còn đóng góp không nhỏ cho mô hình xã hội hóa ngành giáo dục nước nhà.

Bài viết sau là những chia sẻ của Luatvn.vn với kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực thủ tục hành chính, pháp lý. Đã hỗ trợ tư vấn cho rất nhiều tổ chức cá nhân mở thành công mô hình trường mầm non, nhà trẻ trong cả nước. Bạn muốn rút ngắn các công đoạn chuẩn bị hãy gọi ngay hotline/zalo: 076.338.7788 để gặp luật sư tư vấn miễn phí.

Để mở trường mầm non tư thục bạn cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân (hoặc công ty với ngành nghề giáo dục mầm non). Và phải lưu ý 6 điểm cơ bản sau đây:

Thứ 1: Lựa chọn địa điểm mở trường

  • Địa điểm đẹp quyết định 50% thành công của việc kinh doanh mở trường mầm non tư thục. Vì đặt sai địa điểm, khu dân cư thưa thớt không thuận lợi giao thông đi lại, lớp mầm non khó thu hút trẻ, dẫn tới lợi nhuận khó đạt mức kỳ vọng.
  • Địa điểm đặt trường có thể là bạn thuê lại những công trình đã xây dựng sẵn.Tiến hành tu sửa lại cho đúng chức năng hoạt động của trường. Hoặc bạn mua đất và tiến hành xây dựng trường. Theo đúng tiêu chuẩn của trường mầm non tư thục do nhà nước quy định. Toàn bộ nhà cửa lớp học phải đảm bảo kiên cố, sạch sẽ, thông thoáng nền nhà phải lát gạch.
  • Khu vực trường nên đặt ở những nơi không bị ô nhiễm. Không ồn ào làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.
  • Việc lựa chọn địa điểm mặt bằng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi nếu không đảm bảo được các vấn đề trên. Bạn cũng sẽ không đạt được kết quả thẩm định của cơ quan chức năng. Và như thế là bạn cũng sẽ không xin được giấy phép thành lập trường.
Kinh doanh mở trường mầm non
Kinh doanh mở trường mầm non

Thứ 2: Diện tích mặt bằng điểm trường muốn kinh doanh mở trường mầm non.

  • Ngoài vị trí, diện tích đủ rộng cũng quan trọng. Do mỗi phòng học phải rộng và đảm bảo1,5 m2/bé, nhà vệ sinh 1,2 m2/bé và chỗ ngủ tầm 1 m2/bé. Để đảm bảo không gian vui chơi học tập. Đáp ứng được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra còn có sân chơi ngoài trời cho bé.
  • Bạn nên dự tính xem mình sẽ mở quy mô trường lớn hay nhỏ. Từ đó có lựa chọn phù hợp. Diện tích mặt bằng phải tỷ lệ thuận với quy mô lớp học.

Thứ 3: Dự trù kinh phí đầu tư cơ sở vật chất thiết bị giáo dục học tập

Giống như mọi lĩnh vực khác, nhà đầu tư cần chuẩn bị số vốn nhất định. Để bắt đầu xây dựng công trình, trang bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự.

  • Theo các chuyên gia kinh tế. Mức kinh phí đầu tư sẽ chia ra khoảng 30% số vốn đầu tư cho việc thuê mặt bằng địa điểm đặt trường (nếu bạn mua đất xây dựng trường thì mức chi phí này sẽ cao hơn). Tiền mua cơ sở vật chất thiết bị giáo dục phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và trẻ em là 45%. Số còn lại 25% là đầu tư vào hệ thống đồ chơi ngoài trời của trẻ. Trang thiết bị phục vụ bếp ăn tách biệt với nơi nuôi dạy trẻ. Chi phí trả lương cho nhân viên khi chưa có doanh thu từ dịch vụ dạy học của trường.
  • Kinh doanh mầm non tư thục đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn. Tuy nhiên, chủ cơ sở mầm non sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Bằng cách xây dựng mô hình, phương pháp giáo dục chất lượng uy tín. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là mong muốn con em được sử dụng dịch vụ giáo dục tốt nhất. Nên trường có thể đưa ra mức giá cao một chút, góp phần thu lãi nhanh.
  • Theo chia sẻ của chị Mai Lan – 42 tuổi là chủ một cơ sơ mầm non trên địa bàn Hà Nội. Mức chi phí cơ sở vật chất ban đầu cho một trường mẫu giáo quy mô nhỏ 25 học sinh là khoảng 250 triệu đồng. Mỗi bé đóng học phí từ 1,5 – 1,6 triệu đồng/tháng. Trong khi trả lương cho giáo viên trung bình là 5.5 triệu đồng/tháng. Vậy là chỉ sau khoảng hơn một năm nhà đầu tư sẽ thu lại được vốn.

Thứ 4: Cần chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng trong kinh doanh mở trường mầm non

Nguồn nhân lực ở đây là Chủ trường, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, cấp dưỡng, bảo vệ:

  • Chủ trường mầm non không cần học sư phạm. Nhưng bắt buộc phải tốt nghiệp lớp 12, có nghiệp vụ quản lý sư phạm. Khi muốn làm chủ một trường mầm non bạn cần phải có hiểu biết. Về những quy định liên quan, phương thức hoạt động, quản lý trong ngành giáo dục, hiểu biết về con trẻ.
  • Hiệu trưởng hiệu phó là người có trình độ đạt chuẩn. Được đào tạo và có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe. Đặc biệt, người quản lý phải đánh giá, lựa chọn phẩm chất ứng viên khi tuyển dụng vào trường. Uốn nắn nhân sự trong quá trình thử việc. Đồng thời kiểm tra định kỳ, đột xuất và tạo môi trường thân thiện giúp giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.
  • Đội ngũ giáo viên có bằng từ trung cấp giảng dạy mầm non trở lên. Có sức khỏe tốt yêu nghề yêu trẻ. Đảm bảo nguyên tắc thương yêu, tôn trọng trẻ. Tuyệt đối không bạo hành trẻ dưới mọi hình thức.
  • Nhân viên cấp dưỡng có đủ sức khỏe không mắc bệnh truyền nhiễm. Chế biến bữa ăn cho trẻ khoa học, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nhân viên bảo vệ làm tốt công tác trông coi. Đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực điểm trường hoạt động.

Kinh doanh mở trường mầm non
Kinh doanh mở trường mầm non

Thứ 5: Cần tìm hiểu các quy định, quy trình liên quan đến việc xin giấy phép mở trường mầm non

  • Đây là một yêu cầu bắt buộc để trường mầm non hoạt động đúng theo quy định của Pháp luật. Khi có kế hoạch kinh doanh mở trường mầm non tư thục. Bạn cần tìm hiểu kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ để đăng ký.
  • Bạn nên nghiên cứu các văn bản quy định đang được áp dụng tại thời điểm hiện nay. Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT và Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT.
  • Nếu hoàn toàn chưa có bằng cấp về mầm non. Bạn cần phải học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non. Để đảm bảo tiêu chuẩn khi đứng tên xin phép mở trường.

Thứ 6: Những điều tuyệt đối nên tránh khi bạn tham gia kinh doanh lĩnh vực mở trường mầm non tư thục.

  • Sai lầm khiến chủ cơ sở mẫu giáo thất bại là đặt sai địa điểm. Nơi có ít dân cư, không thuận lợi cho việc đi lại. Độ chênh lệch lứa tuổi học sinh trong một lớp quá lớn. Dẫn đến việc thu hút, chăm sóc trẻ không đồng đều. Trẻ tham gia các lớp học ở nhiều lứa tuổi, số lượng ít. Bạn phải dàn trải đầu tư cơ sở vật chất và giáo viên đừng lớp nhiều.Vì vậy, muốn thành công, bạn phải khảo sát tốt địa điểm mở trường.
  • Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên không đạt tiêu chuẩn. Không chọn lọc, không có đạo đức nghề nghiệp là một thất bại lớn. Bởi mỗi giáo viên tốt sẽ tạo uy tín, niềm tin để thu hút phụ huynh gửi gắm con em mình vào cơ sở mầm non của bạn.
  • Bên cạnh đó, nhiều cơ sở mẫu giáo tư thục phải đóng cửa do những bất cập trong chế biến thực phẩm cho trẻ. Nhân viên cấp dưỡng ăn bớt khẩu phần ăn của trẻ. Vô trách nhiệm khi bảo quản, sơ chế thực phẩm làm trẻ đau bụng, ngộ độc thực phẩm.
  •  Một số cơ sở đầu tư rất lớn nhưng số lượng học sinh không đủ. Khiến chi phí vận hành tăng cao dẫn đến thua lỗ nhiều năm. Không có tính cạnh tranh về chất lượng giáo dục khi nơi bạn mở trường có nhiều đối thủ.

Trên đây là những chia sẻ tâm huyết của Luatvn.vn về việc kinh doanh mở trường mầm non tư thục. Các thủ tục liên quan đến pháp lý bạn chưa tìm hiểu hết, hay cảm thấy rắc rối, khó khăn thì hãy nhấc máy lên gọi cho Luatvn.vn qua hotline/zalo: 076.338.7788 hỗ trợ miễn phí tận tâm.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788